Mạng tin Sankei dẫn nguồn từ các quan chức Philippines cho biết Trung Quốc hôm 28/8 đã bắt đầu trồng rừng, xây dựng nhà ở cho công nhân và chuyển các máy móc, thiết bị xây dựng lớn tại khu vực bãi Gạc Ma (tên tiếng Anh là Johnson Reef) mà nước này mới san lấp ở quần đảo Trường Sa.

Bãi Gạc Ma. (Nguồn: .japantimes.co.jp)

Philippines - nước có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền các hòn đảo trên Biển Đông - đã yêu cầu Bắc Kinh "đóng băng" hiện trạng, song Bắc Kinh đã phớt lờ đề nghị này.

Trước động thái mới trên, Manila được cho là sẽ lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Hoạt động san lấp ở bãi Gạc Ma của Trung Quốc được xác nhận diễn ra trong năm 2014 sau khi Manila công bố bức ảnh chụp hồi tháng 7/2014 cho thấy diện tích của bãi này đã được mở rộng hơn so với trước.

Trước đó, ảnh chụp hồi tháng 2/2014 cho thấy xuất hiện vật thể giống như bến neo đậu và có bờ kè. Theo thông tin mới nhất, phía Trung Quốc đã cho trồng cọ ở phía trước một container được cho là dùng làm nơi ở cho các công nhân và trên đảo cũng có đặt một xe cẩu.

Trong khi đó, các xe phục vụ công trình xây dựng như xe trộn bêtông, xe ủi đất cũng xuất hiện nhiều ở bãi Chigua gần Gạc Ma. Diện tích ở bãi đá Gaven cũng rộng hơn so với trước đây và gần đó cũng xuất hiện tàu tải trọng lớn neo đậu./.

(Vietnam+)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Trung Quốc đang làm gì ở Trường Sa

    Trung Quốc đang làm gì ở Trường Sa

    11/09/2014 10:36 AM

    Trên chiếc thuyền cá lênh đênh giữa đại dương, trước sóng dữ và mưa xối xả, một phóng viên ra quần đảo Trường Sa và phát hiện ra rằng những nơi trước kia chỉ là đá ngầm nay đã bị Trung Quốc biến thành đảo.

  • Báo Nhật: Trung Quốc tiếp tục san lấp, mở rộng bãi Gạc Ma

    Báo Nhật: Trung Quốc tiếp tục san lấp, mở rộng bãi Gạc Ma

    29/08/2014 4:14 PM

    Mạng tin Sankei dẫn nguồn từ các quan chức Philippines cho biết Trung Quốc hôm 28/8 đã bắt đầu trồng rừng, xây dựng nhà ở cho công nhân và chuyển các máy móc, thiết bị xây dựng lớn tại khu vực bãi Gạc Ma (tên tiếng Anh là Johnson Reef) mà nước này mới san lấp ở quần đảo Trường Sa.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.